Nguyên nhân là do: nhận thức về vai trò của DNNVVchưa đúng, công tác thể chế hóa còn nhiều bất cập; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của các bộ, ngành, địa phương trong phân bổ nguồn lực và môi trường đầu tư chưa thực sự bình đẳng và có sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp.
Hệ thống thị trường hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố đầu vào của sản xuất chưa đồng bộ, chưa thông suốt; Nguồn lực để thực hiện chính sách còn rất hạn chế; Công tác nghiên cứu bổ sung lý luận, tổng kết thực tiễn, áp dụng kinh nghiệm của nước ngoài để thúc đẩy DNNVV phát triển còn hạn chế; Công tác tuyên truyền, phổ biến về các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước chưa được chú trọng nên sự lan tỏa các chính sách tới các vùng, miền và địa phương còn chậm, ít doanh nghiệp DNNVV biết để tham gia.
Bên cạnh đó, vai trò hiệp hội ngành hàng tham gia vào cơ chế điều hành quản lý ngành hàng còn hạn chế; Những yếu kém hạn chế xuất phát từ nội tại của các DNNVV và quản lý nhà nước; Chưa ban hành được Luật hỗ trợ DNNVV để nâng cao hiệu lực hiệu quả của công cụ chính sách; chính sách hỗ trợ DNNVV chưa có một chiến lược lớn, tổng thể, ngắn hạn và dài hạn phát triển các DNNVV, đặc biệt trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế hiện nay.
Từ những hạn chế yếu kém và nguyên nhân cùng với bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, chúng tôi đã đưa ra 5 quan điểm và 6 mục tiêu về chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả DNNVV trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với 13 giải pháp chủ yếu là: Thực hiện đánh giá lại toàn diện hoạt động của khu vực DNNVV; Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; Hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Phát triển đồng bộ thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất để tạo điều kiện cho DNNVV hoạt động có hiệu quả, có các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh; Thực thi hỗ trợ về tài chính, thuế và đảm bảo an sinh xã hội; Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị; Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ; Hoàn thiện mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV; Tăng cường xúc tiến thương mại và quản lý thị trường; Phát triển quan hệ hợp tác giữa DNNVV với DN lớn, giữa DN trong nước với DN FDI; Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp, các dịch vụ phát triển kinh doanh; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế (ADB, JICA, WB…).
Để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách trên, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết của Trung ương khoá XII về “Đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ DNNVV trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay”…
Các Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội ngành nghề: Nâng cao uy tín năng lực và tầm ảnh hưởng các tổ chức Hiệp hội. Các DNNVV cần tự hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hệ thống kế toán theo hướng minh bạch, rõ ràng; đầu tư đổi mới công nghệ; nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân. Tham gia các Hiệp hội trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh… Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các DNNVV. Chủ động hợp tác với doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài để tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường…
Hoàng Thị Tư
Hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, BKTTW
Nguồn tin: enternews.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn